Đối với những đơn vị làm trong ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn, bên cạnh việc xây dựng được một hình ảnh tốt, một thương hiệu uy tín thì ngay từ đội ngũ nhân viên cũng phải là những thực sự chuyên nghiệp. Trong đó cách sắp xếp bàn ăn kiểu Á là một trong những quy tắc mà mọi nhân viên phục vụ cần phải nắm chắc, là nghiệp vụ chuyên môn cơ bản. Theo đó, đối với không gian nhà hàng việc sắp xếp bàn ăn sẽ không còn chỉ là ngẫu hứng nhưng bàn ăn gia đình của chúng ta thường ngày nữa. Cả quá trình sắp xếp này sẽ đòi hỏi ở mỗi người nhân viên phải đồng thời có cả kiến thức và kỹ năng thành thục.
Không còn đơn giản như những bữa ăn gia đình hàng ngày của chúng ta, thêm vào đó cách sắp xếp bàn ăn kiểu Á cũng không phải hoàn toàn giống với Cách bày bàn an kiểu Việt Nam đặc trưng trong văn hóa từ trước đến nay. Bởi kiểu Á sẽ mang đặc trưng riêng của toàn bộ văn hóa Châu Á riêng biệt với những tinh hoa được đúc kết từ bao đời này. Theo đó cách sắp xếp bàn ăn trong nhà hàng nói chung và cách sắp xếp bàn ăn kiểu Á nói chung bên cạnh những quy tắc nghiêm ngặt cần đảm bảo thì còn song hành cả một số lưu ý bên cạnh. Những lưu ý này sẽ là những điều mà một người nhân viên cần phải cân nhắc trước khi tiến hành việc sắp xếp bàn ăn.
Dụng cụ ăn của khách Á là những món đồ hỗ trợ trực tiếp cho nhu cầu ăn uống của khách hàng. Nên chúng luôn là những món đồ cần phải chuẩn bị đầy đủ trước đấy và cần phải đảm bảo về mặt an toàn vệ sinh tuyệt đối. Theo đó, tùy vào menu phục vụ của từng nhà hàng và từng món ăn mà khách hàng yêu cầu thì dụng cụ ăn uống của nhà hàng Á sẽ có những điều chỉnh khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ có những dụng cụ như sau:
• Đĩa định vị
• Chén cơm
• Âu cơm
• Tô/ bát lớn đựng canh, súp
• Bếp, nồi ăn lẩu
• Khăn bàn
• Đũa, muỗng và đồ gác đũa, muỗng
• Vá cơm, canh
• Đĩa lớn đựng thức ăn chung
• Các loại ly như ly nước lọc, ly rượu, ly bia
• Khăn ăn/ hộp đựng giấy ăn
• Chén con đựng nước tương, nước mắm hay ớt
• Lọ/ hũ đựng gia vị như muối, tiêu, nước tương, nước mắt
• Thẻ ghi số bàn
• Lọ hoa
• Lọ đựng tăm
• Gạt tàn
Cách dọn bàn ăn hay còn gọi là quy trình Clear & Resetup sẽ được phân tách ra thành khâu. Theo đó quy trình này có liên quan mật thiết đến khâu setup bàn ăn trong mỗi nhà hàng dù là Á hay Âu. Bởi ngay cả khi bạn đã áp dụng cách setup bàn ăn kiểu Á đã rất đúng thế nhưng ngay sau đó lại có cách dọn bàn ăn không chuyên nghiệp thì cũng sẽ phá hỏng tổng thể. Trong đó, cách dọn bàn ăn theo đúng quy chuẩn sẽ được phân tách thành những tiêu chí dưới đây:
• Quy tắc bê đĩa dơ bằng tay (dùng cho những đĩa lớn)
• Quy tắc bưng dọn bằng khay
• Quy tắc setup lại theo đúng quy trình ban đầu
Thông thường khi nhắc đến quy tắc trên bàn tiệc thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những quy tắc mà người dùng bữa phải chú ý đến như cách đặt dao nĩa khi ăn xong như thế nào hay cách dụng khăn an trên bàn tiệc ra sao. Nhưng điều mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây lại chính là những quy tắc dành cho nhân viên. Bởi đối với những nhà hàng sang trọng, cao cấp thì việc người nhân viên sẽ đứng ngay bên cạnh để phục vụ khách hàng trong suốt bữa ăn là điều rất phổ biến. Thế nhưng ngay cả cách đặt tách muỗng nĩa lót khi phục vụ trà hay cà phê như thế nào khi khách hàng yêu cầu dọn đồ uống lên mà bạn cũng không nắm chắc thì trong quá trình phục vụ khách hàng đây cũng là yếu tố gây mất điểm rất lớn. Vì thế ngay từ lúc đầu khi sắp xếp bàn ăn bạn đã phải lưu ý đến những vấn đề này thật kỹ lưỡng.
Khi sắp xếp bộ đồ ăn trên bàn và khoảng cách giữa chúng đến mép bàn cần phải cân nhắc sao cho khi di chuyển, đổi món sẽ không gây mất thời gian hay va chạm vào người khách. Thêm vào đó những bộ dụng cụ cần dùng sau thì hãy sắp xếp ngay sẵn ở khu vực phụ khi khách yêu cầu có thể thay đổi nhanh chóng. Ngoài ra, hãy quan sát khi nước/ rượu của khách gần hết cần phải tiến lại hỏi ý kiến xem khách có muốn dùng thêm hay không.
Sắp xếp bàn ăn trước giờ mở cửa là một trong những nhiệm vụ cơ bản mà người nhân viên nhà hàng phải nắm chắc và thực hiện một cách thành thục không có điểm sai sót nào. Thế nhưng mỗi một cách sắp xếp bàn ăn trong nhà hàng sẽ có những quy định riêng, nguyên tắc riêng. Và theo đó cách sắp xếp bàn ăn kiểu Á theo đúng quy chuẩn sẽ bao gồm những điều này.
1. Đối với đĩa kê: Đĩa kê được sử dụng trong các nhà hàng sẽ thường có đường kính khoảng 18 – 20cm, cần phải đặt đĩa kê chính diện nơi khách ngồi, đĩa cách mép bàn 2cm.
2. Đối với đĩa ăn: So với đĩa kê thì đĩa ăn sẽ có đường kính nhỏ hơn giao động từ 12 – 15cm, vị trí của đĩa ăn sẽ là đặt trên đĩa ăn.
3. Đối với khăn: Để thuận tiện cho cách dụng khăn an trên bàn tiệc của khách hàng nên gấp theo hình dáng phù hợp đặt lên đĩa ăn hoặc trên miệng ly một cách gọn gàng.
4. Đối với chén: Không đặt tách lẻ từng chén một mà phải đặt theo cụm 5 cái theo hình vòng cung bên bàn xoay. Còn nếu không phải bàn xoay thì ở vị trí tương tự trên bàn tròn bình thường.
5. Đối với đũa: Đối với đũa đi kèm với bộ gác thì đặt lên trên gác đũa tại điểm 1/3 chiều dài đũa, cách đĩa kê khoảng 2cm, chân đũa cách mép bàn từ 1 – 2cm.
6. Đối với thìa: Nếu là bộ thìa sứ đi kèm với phần gác riêng thì đặt lên gác thìa bên phải của đũa ăn, cách đũa từ 2 – 3 cm, tâm thẳng với đĩa kê, chuôi thìa hơi chếch cách mép bàn 3 – 4 cm. Còn nếu gác đũa và gác thìa liền nhau thì đặt thìa sứ phía bên phải đĩa kê, cách đĩa kê từ 2 – 3cm, sau đó đặt đũa ăn phía bên phải thìa.
7. Đối với chén nước chấm cá nhân: Nếu bàn tiệc có chén nước chấm cá nhân thì đặt chén phía trước đĩa kê, cách đĩa 1 – 2cm. Còn trong trường hợp không có chén nước chấm cá nhân thì phải đặt ở vị chí chính giữa thuận tiện cho mọi vị trí ngồi.
8. Đối với ly nước: Thường thì trên bàn ăn kiểu Á chỉ có một loại ly duy nhất nên hãy đặt chếch về bên phải, phía trước đĩa kê.
9. Đối với lọ muối, tiêu, đường: Bàn ăn kiểu Á sẽ luôn có 3 lọ gia vị phải cần phải có là lọ tiêu, lọ muối và lọ đường. Vị trí đặt những lọ này sẽ là vị trí cân đối của bàn ăn.
10. Đối với lọ tăm, lọ hoa: Tuy khác nhau về công năng nhưng lọ tăm và lọ hoa gần như sẽ được sắp xếp ở cùng một vị trí tương tự là trung tâm bàn ăn.
Lưu ý: Cách sắp xếp bàn ăn kiểu Á trong nhà hàng này được áp dụng với kiểu bàn tròn nên nếu như bàn ăn của bạn hình vuông hay hình chữ nhật thì cần phải có những điều chỉnh khác để thuận tiện hơn trong quá trình phục vụ khác hàng.
>>> Xem ngay: Đặc trưng của nội thất mang phong cách Hàn Quốc là gì ?
Có lẽ một trong những câu hỏi khiến nhiều nhân viên làm trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn luôn cảm thấy khó khăn nhất chính là trình bày điểm khác biệt cơ bản trong nguyên tắc đặt bàn kiểu Á và kiểu Âu. Đây là hai kiểu setup bàn ăn mang hai phong thái hoàn toàn khác nhau và chỉ có những người thực sự am hiểu về cả hai mới có thể tìm ra điểm khác nhau được. Theo đó điểm khác nhau cơ bản nhất giữa hai kiểu sắp xếp này chính là ở cách sắp xếp muỗng nĩa và ở bộ dụng cụ phục vụ ăn uống.
+ Đối với một bàn tiệc Âu thì muỗng, nĩa, dao đã là nhưng bộ dụng cụ khách quá đỗi quen thuộc nhưng trong bàn tiệc Á thì không hề có dao nĩa. Vì thế mà khi sắp xếp luôn có sự khác nhau rất nhiều về phần dụng cụ này.
+ Dụng cụ ăn của khách Âu cũng hoàn toàn khác rất nhiều so với dụng cụ ăn của khách Á. Thậm chí chúng ta chỉ cần đến 5 dụng cụ phục vụ ăn uống trong kiểu Á, nhưng đối với kiểu Âu thì số lượng sẽ lớn hơn nhiều. Bởi dụng cụ trong cách này sẽ được phân tách riêng biệt từ món khai vị, món chính cho đến món tráng miệng.
+ Thông thường bàn tiệc kiểu Á chỉ sử dụng một loại ly duy nhất, nhưng bàn tiệc Âu thì tùy vào từng loại đồ uống thì sẽ sử dụng các loại ly khác nhau bao gồm: ly nước uống, ly rượu vang đỏ, ly rượu vang trắng,…
Nhiều người thường nhầm lẫn rằng cách setup bàn ăn kiểu Á và cách bày bàn ăn kiểu Việt Nam là một. Tuy rằng, hai cách sắp xếp này cũng có điểm chung vì Việt Nam cũng sẽ mang những đặc trưng của một nước Châu Á. Thế nhưng cách bày bàn ăn kiểu Việt Nam trong mỗi nhà hàng luôn chịu tác động từ văn hóa ăn uống trong các gia đình Việt rất nhiều. Vì thế mà đối với những nhà hàng chuyên phục vụ món Việt trong quá trình bày bàn ăn các bạn cần phải đảm bảo những nguyên tắc “bất di bất dịch” này.
+ Thứ nhất: Mặt bàn ăn luôn trải khăn ăn lịch sự, sạch sẽ không nhăn nhúm.
+ Thứ hai: Khăn ăn đặt trên đĩa kê, chén được úp trên đĩa kê có khăn ăn ngay trước vị trí ngồi của khách, cách mép bàn khoảng 2cm.
+ Thứ ba: Đũa đặt trên đồ gác đũa (nếu có) và đặt phía bên phải của bát ăn theo hướng ngồi.
+ Thứ tư: Thìa canh và thìa cơm có thể đặt theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo rằng khi khách hàng sử dụng luôn được thuận tiện nhất.
+ Thứ năm: Ly nước đặt phía trước đầu đũa và cách khoảng 3cm.
+ Thứ sáu: Bát đựng nước chấm sẽ đặt trước bát ăn khoảng cách tùy theo độ rộng của mặt bàn.
+ Thứ bảy: Các vật dụng khác như lọ tiêu, lọ tăm, lọ hoa,… luôn phải xếp gọn gàng đặt ở chính giữa của bàn.
Buffet là một kiểu tiệc đứng còn nguồn gốc từ các nước phương Tây, nhưng một vài năm trở nên kiểu tiệc này lại rất được ưu chuộng tại nước ta và được đánh giá cao về tính tiện lợi. Tuy nhiên đây lại là một trong những cách setup bàn ăn nhà hàng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng để có thể hoàn thiện quy trình phục vụ tiệc buffer đúng quy chuẩn được. Theo đó cách setup bàn tiệc buffer không hề có sự trùng lặp hay một điểm giống nào với những cách khác. Điều này có thể gây khó khăn đôi chút đối với nhân viên khi setup buffer. Nhưng chỉ cần các bạn đảm bảo được những điều sau đây thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
+ Thứ nhất: Sắp đặt phòng tiệc hợp lí và khoa học.
+ Thứ hai: Xếp một bàn riêng phục vụ đồ uống.
+ Thứ ba: Dọn tiệc buffet ngay trước buổi tiệc.
+ Thứ năm: Dọn các món ăn theo thứ tự.
+ Thứ sáu: Hoàn tất các dụng cụ và khăn giấy.
Trong tài liệu setup nhà hàng thì cách setup bàn tiệc cưới luôn được đặt ở một mục riêng, bởi so với việc phục vụ vào những ngày thông thường thì đối với các buổi tiệc cưới được đặt riêng sẽ đòi hỏi thêm nhiều yêu cầu khác. Hiện nay, có rất nhiều nhà hàng vừa phục vụ khách hàng thông thường vừa nhận đặt tiệc cưới. Nên mỗi khi có khách đặt tiệc cưới thì cách sắp xếp bàn ăn trong nhà hàng sẽ phải thay đổi một cách đồng bộ. Về cơ bản các bộ dụng cũ sẽ không thay đổi quá nhiều, nhưng trong cách trang trí thì sẽ cần phải thay đổi rất nhiều. Nên các bạn chỉ cần lưu ý đến một số điểm như sau mà thôi.
+ Thứ nhất: Trước khi setup bàn tiệc cưới cần phải vệ sinh toàn bộ khu vực bàn ghế lẫn xung quanh.
+ Thứ hai: Luôn trải tấm khăn lót trước khi trải khăn phủ bàn lên trên, dù là khăn lót hay khăn phủ cũng luôn phải sạch sẽ, không nhăn nhúm.
+ Thứ ba: Setup các dụng cụ như bán, đĩa, ly, khăn,… theo tiêu chuẩn bàn ăn kiểu Việt, bàn ăn kiểu Á hoặc bàn ăn kiểu Âu đã lựa chọn trước đó theo những quy tắc riêng của từng kiểu bàn ăn.
+ Thứ tư: Sau khi sắp xếp mọi thứ hoàn chỉnh xong hãy kiểm tra lại tổng thể đã đầy đủ và sách sẽ chưa.
+ Thứ năm: Không thể thiếu hoa tươi trang trí trên bàn tiệc đám cưới để tạo không khí.
Cách sắp xếp bàn ăn kiểu Á trên đây được nghiên cứu dựa trên những tài liệu setup nhà hàng theo quy chuẩn Quốc tế. Hi vọng rằng, thông qua những chia sẻ của Vương quốc nội thất trong phần tin tức ngày hôm nay sẽ giúp mang đến những thông tin đầy hữu ích cho tất cả độc giả của chúng tôi. Đặc biệt, đối với những ai đang làm việc trong lĩnh vực này thì đây sẽ là những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản không nên bỏ qua.